Mẫu tượng thờ số 08
Giá: Liên Hệ
- Loại đồ thờ: Tượng thờ gỗ
- Chất liệu gỗ: Gỗ Mít, Vàng Tâm…
- Chất Liệu Sơn: Sơn son thếp vàng, thếp bạc phủ hoàng kim
- Kích thước: Phụ thuộc vào diện tích không gian thờ
Thông tin chi tiết
Đồ thờ Sơn Đồng chuyên cung cấp tượng thờ, tượng phật bằng gỗ với nhiều mẫu đẹp dùng để thờ cũng trong phòng thờ tư gia, dòng họ, từ đường, đình đền chùa…Có thể kể tới tượng thờ tượng phật tiêu biểu như: tượng phật a di đà, tượng quan thế âm bồ tát, tượng hộ pháp.
Loại gỗ thường hay được dùng để tạc tượng thờ, tượng phật là gỗ mít. Loại gỗ này có đặc tính mềm dễ đục đẽo, trạm khắc rất bền ít bị nứt, gần như không bị sâu mọt và có ưu điểm nhất đó là ưa sơn. Thông thường gỗ của một cây mít già thường được đưa ra ao ngâm vài tháng, giúp gỗ loại bỏ đi một số chất và côn trùng trong thân cây. Sau đó, thân gỗ sẽ được vớt lên và để ra ngoài trời phơi cho kiệt nước thì mới tiến hành sử dụng. Lúc này, gỗ đã có thể được sử dụng để bóc vỏ và pha cắt làm tượng. Chú ý gỗ mít chỉ lấy phần lõi để làm tượng.
Người nghệ nhân tiến hành đo gỗ theo cỡ tượng thì chỉ việc đẽo bỏ đi phần thừa, nếu gỗ nhỏ mà tượng lớn thì phải ghép và làm mộng cho những chỗ này. Phần gia công đầu tiên là đầu và mặt tượng. Đục phác thảo những khối mũ (nếu có) rồi trán, mũi, môi, tai… Trên khuôn mặt tượng, người thợ cũng phân chia từng mảng, diện như khoảng cách giữa hai con mắt, từ chân tóc tới chân mày, chiều dài sống mũi, bề rộng cánh mũi, khoảng cách giữa môi trên và môi dưới, từ môi dưới tới cằm, độ dày của môi… Đặc biệt là tai Phật, phải tính đặt cân đối hợp lý trong khoảng cách từ chân tóc tới cằm. Làm sao phải thể hiện hiện được thần thái của đức phật khi tạc
Sau khi đục phác lấy dáng chung một lượt suốt từ diện tới bệ, đến khâu đục chi tiết, người thợ cũng thể hiện dần từng bộ phận. Khâu này được coi là quan trọng nhất trong cả quá trình hoàn thành nên một pho tượng đẹp. Cuối cùng là khâu gọt, nạo, rồi đánh giấy ráp cho nhẵn. Trong khi gọt, người thợ dùng loại đục dẹt, mỏng để tách các chi tiết, sao cho các mảng các khối chân tay và các ngón khỏi dính vào nhau, nhất là phải thể hiện kỹ các đường lượn, mảng miếng. Gọt nạo là khâu hoàn chỉnh phần gỗ trước khi chuyển sang phần sơn. Người nghệ nhân khi đục trạm khắc phải có cái tâm, phải tôn trọng sản phẩm vì đây là nghề tâm linh.
Tượng gỗ sau khi đục xong sẽ được phủ ra ngoài một lớp đất phù sa tinh luyện trộn với sơn ta, hom toàn bộ pho tượng rồi bó bằng sơn sống. Sau mỗi công đoạn đều phải mài tượng bằng đá và nước, cứ sơn lên rồi lại mài đi, rồi lại sơn lên… cứ thế lặp lại đến bao giờ thấy bề mặt tượng phật phẳng nhẵn và mọng lên thì bắt đầu được sơn thếp. Lớp sơn then màu đen được phủ lên đầu tiên và được phủ nhiều lần để chúng ngấm cả vào lớp đất hom phủ trên bề mặt trước đó. Lớp sơn tiếp theo là lớp sơn cánh gián rất mỏng để dát vàng và bạc. Thông thường vàng và bạc được dát theo lối vẩy cá. Ở Việt Nam làng nghề mỹ nghệ sơn đồng nổi tiếng với nghề đục, trạm khắc tượng phật với nghệ thuật sơn son thếp vàng không ở đâu sánh bằng. Đây chính là điểm quan trọng để tạo nên thương hiệu Đồ thờ Sơn Đồng vang tiếng khắp trong nước và ngoài nước hiện nay.
Danh mục Tượng thờ Sơn Đồng:
– Tượng Cô – Tượng Cậu
– Tượng Ngọc Hoàng
– Tượng ông hoàng
– Tượng Mẫu
– Tượng Ngũ Vị Tôn Quan
– Tượng Thập Điện Diêm Vương
Danh mục Tượng phật Sơn Đồng:
– Tượng Tam Thế Phật
– Tượng Phật A Di Đà
– Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni
– Tượng Di Lặc
– Tượng Phật bà Quan Âm Bồ Tát
– Tượng Địa Tạng Vương
– Tượng Phật Dược Sư
– Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn
– Tượng Tuyết Sơn
– Tượng Văn Thù – Phổ Hiền
– Tượng hộ pháp
– Tượng thập bát la hán
Sản phẩm tượng thờ, tượng phật của Đồ thờ Sơn Đồng được rất nhiều khách hàng đánh giá rất cao cả về mẫu mã lẫn chất lượng và thái độ phục vụ. Nhưng chúng tôi vẫn luôn xem khách hàng là mục tiêu để cải thiện, phấn đấu và đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Đồ thờ Sơn Đồng – Công ty TNHH Việt Anh:
Mr Chiến: 093 421 8668
Xóm Đồng – xã Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội